Những năm gần đây nhiều địa phương xây dựng các khu công nghiệp, khu chế
xuất, nhưng chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc
lợi tập thể, nên hầu hết ở đây điều kiện phục vụ đời sống tinh thần của công nhân như
nhà văn hoá, thể thao, thư viện, công viên, nơi vui chơi giải trí, hội họp sau giờ làm việc của công nhân cũng còn thiếu thốn. Các cơ sở bệnh viện, trường học, nhà trẻ, mẫu
giáo… đều quá tải hoặc xuống cấp.
Bên cạnh đó đời sống vật chất của công nhân chưa được cải thiện, nhiều doanh
nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và các cam kết đã thoả
thuận với người lao động, như: không nâng lương hàng năm cho người lao động, hoặc
nâng lương với mức quá thấp; thời gian làm thêm giờ của người lao động quá nhiều,
việc trả lương làm thêm giờ cho người lao động không đầy đủ; doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động không đúng loại, vô cớ sa thải người lao động, doanh
nghiệp áp dụng các biện pháp quản lý “hà khắc”, hay điều kiện làm việc của người lao
động chưa bảo đảm. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, tổ chức các hoạt động
văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho công nhân. Khi hỏi người lao động về doanh
nghiệp có tổ chức các hoạt động giải trí từ năm 2008 đến nay nhằm nâng cao đời sống
tinh thần cho công nhân không?. Kết quả cho thấy, 45,9% doanh nghiệp có tổ chức giao
lưu văn nghệ với doanh nghiệp bạn, 62,9% doanh nghiệp có tổ chức sinh hoạt văn nghệ nội bộ doanh nghiệp, 82,4% doanh nghiệp có tổ chức hoạt động thể dục, thể thao,
80,4% doanh nghiệp có tổ chức tham quan du lịch và 16,4% doanh nghiệp có tổ chức
các hoạt động khác cho công nhân lao động [xem phụ lục 8]. Còn một số doanh nghiệp
không tổ chức hoạt động giải trí cho công nhân là do lãnh đạo quản lý doanh nghiệp chỉ
là người làm thuê cho chủ đầu tư, không có đầy đủ thực quyền… nên những đề xuất,
kiến nghị của người lao động đều phải xin ý kiến chủ doanh nghiệp, do vậy dẫn đến tình
trạng chậm trễ trong việc xử lý và giải quyết những vướng mắc, đề xuất của người lao động liên quan đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Như vậy, vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở doanh nghiệp trong KCN từ nhiều
năm nay là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động công đoàn, nhưng chúng ta phải thừa
nhận một thực tế: Đời sống văn hoá công nhân KCN vẫn rất thấp kém, tiềm ẩn nhiều
nguy cơ ảnh hưởng đến nhân cách người lao động. Sức ép quá lớn về việc làm, thu nhập
và điều kiện ăn ở tạm bợ trong các khu nhà trọ của đại đa số CNLĐ trong KCN đang là
một nguy cơ dẫn đến tha hoá một bộ phận công nhân. Phần lớn số CNLĐ này trình độ
văn hoá, tay nghề còn thấp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế. Trong khi đó, việc xây dựng các KCN chưa gắn với quy hoạch đô thị, đặc biệt là
xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng và hình thành các thiết chế văn hoá
đi kèm… Điều này khiến cho đa phần người lao động buộc phải sống, sinh hoạt trong
những khu nhà trọ tạm bợ, nhếch nhác mọc lên tự phát xung quanh các KCN. Đây là
môi trường thuận lợi cho các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn ma tuý, mại dâm rình rập
lôi kéo người lao động.