Trong lĩnh vực BĐS, quản lý là quá trình thực hiện và phối hợp các
chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động trong thị trường BĐS trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách
quản lý. Có thể chia hoạt động quản lý thành hai cấp độ:
1. Quản lý thị trường bất động sản
Vai trò quản lý thị trường BĐS là thuộc trách nhiệm của Nhà nước.
Quản lý của Nhà nước đối với thị trường BĐS là một quá trình thực hiện và phối hợp bốn loại chức năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát đối với các giao dịch trên thị trường BĐS nhằm thúc đẩy sự phát triển tích cực của thị trường này. Đối với thị trường BĐS, quản lý Nhà nước có những vai
trò sau:
– Định hướng: Nhà nước định hướng và hướng dẫn các doanh nghiệp
trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh trên thị trường BĐS nhằm khai thác mọi tiềm năng phát triển thị trường thông qua các chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch, chính sách và các quy định pháp luật.
– Tạo lập môi trường kinh doanh: Nhà nước tạo lập và cải thiện môi
trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thông qua việc khai thông các quan hệ thương mại trên thị trường BĐS và ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ
như ban hành Luật đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản, Luật thuế¼Nhà
nước cũng thông qua các quan hệ đối ngoại của mình để thu hút đầu tư, huy động vốn cho việc phát triển thị trường BĐS.
– Hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS: Trong quá
trình quản lý kinh tế và thương mại, Nhà nước luôn sử dụng quyền lực và khả năng của mình để hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách xây dựng, tín dụng, lãi suất, tỷ giá, các loại quỹ đầu tư¼và các công ty tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng quan tâm phát triển những lĩnh vực khác nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của thị trường bất động
sản như thông tin, xúc tiến thương mại¼
– Giải quyết các mâu thuẫn trên thị trường: Nhà nước chính là chỗ dựa
cho doanh nghiệp trong việc giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong giao dịch trên thị trường như mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau, mâu thuẫn trong việc thực hiện các quy định về thuế, thủ tục hành chính pháp luật¼thông qua hệ thống luật pháp, các quy định, chuẩn mực và bộ máy tổ chức của mình nhằm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, xã hội trong lĩnh vực BĐS và tạo động lực phát triển kinh tế. Thị trường và doanh nghiệp không thể tự mình giải quyết những mâu thuẫn này.
– Điều tíết thị trường bất động sản: Thị trường điều tiết cung cầu và giá
cả theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Nhưng Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nhận thức và chủ động sử dụng các biện pháp công cụ để can thiệp thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Nhà nước không trực tiếp tham gia vào các nghiệp vụ kinh doanh BĐS mà chỉ tạo ra môi trường thuận lợi giúp các chủ thể kinh doanh phát huy lợi thế so sánh, khai thác nội lực và nâng cao hiệu quả hoạt động.