Phong: Là Gió. Thủy: Là nước. Hỏa: Là Lửa.
Là tinh túy của Đất, sự lưu chuyển của ba thành phần này nhờ vào Khí. Địa vận có sự dịch chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy theo nó. Thiên vận có sự biến đổi thì Địa khí tương ứng với nó. Thiên khí vận động ở trên thì Nhân khí tương ứng với nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên khí sẽ ứng theo. Như vậy chúng ta thấy rằng Tam tài THIÊN ĐỊA NHÂN đều có liên quan lẫn nhau. Hoàng Thạch Công nói: Một Âm, một Dương là Đạo (Nhất âm nhất dương chi vi Đạo). Một tĩnh , một động là Khí, một Vãng một Lai là Vận. Hà đồ -Lạc thư hợp thành số lẻ;”Cơ “là Tịnh Dương hay thuần Dương, số chẵn là Ngẫu thì Tịnh Âm hay Thuần âm.
Sách “CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH KHÍ “của Tiên sinh Tử Linh Thành viết: “Vào thời Phục Hy, Thần nông, Hoàng đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long môn đến Lã Lương Sơn, Từ Lã Lương Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch sơn vào biển lớn. Sông Hoàng hà chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam, rồi từ Nam chuyển hướng lên Đông bắc, Dự châu đóng ở giữa. Hoàng hà chính là dải đai các núi Nhũ nhạc triều bái, thì nơi đây chính là Phong thủy Bảo địa. Cũng là nơi xuất hiện ra các bậc Thánh nhân như vua Ngiêu, Thuấn, Khổng tử. Phía Bắc Hoàng hà , còn phương Nam là Trường giang, Thái sơn (Tỉnh An huy) kẹp giữa ;
Như vậy Thái sơn chính là Can Long từ dải Hoa sơn trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc). Nhưng rồi Thiên vận hướng Can Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết thành một vùng Bảo địa hay Linh địa. Có Linh Tú khí. Quách Đại Quân viết rằng: “Ta xem núi non ở Giao châu phần lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý châu, mà Quý châu là phần dư thừa các con sông từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao châu, nên nước ấy có Can Long kết thành Linh bảo địa”.
Nền Phong thủy của Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên, ông cha truyền khẩu, bao nhiêu sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc thuộc.