Ốc trạch pháp: Tức phái Phúc Kiến. Vì lý luận về dương trạch hết sức chú trọng nguyên lý thuật số, biện luận phức tạp, độc đáo, rút ra từ Hoàng đế trạch kinh nên có tên như vậy.
Đồ trạch thuật: Một lý luận Phong thủy thịnh hành giữa thời Hán Đường, phép này lấy họ tên của người phối hợp với ngũ âm, đem nhà ở, mộ phần cũng phối hợp với ngũ âm, rồi phối hợp với nguyên lý ngũ hành sinh khắc, để xác định cát hung về nhà ở và mộ phần của những người có họ khác nhau. Chương “Khiết thuật thiên”trong Luận hoành của Vương Sung đời Đông Hán, chuyên luận về Đỗ trạch thuật. Xem mục Ngũ tính.
Hình gia Tức Phong thủy tiên sinh (thày địa lý). Thời Hán có Hình pháp gia, là người xác định cung độ của nhà cửa mà định cát hung. Về sau những người hoạt động Phong thủy đều tự xưng hoặc được gọi là Hình gia.
Kham du gia: Lúc đầu là Chiêm gia, về sau là Phong thủy tiên sinh. Đời Hán có các nhà Kham dư. Sử ký. Nhật giả liệt truyện: “Thời Hiếu Võ đế, ông mời các thày bói đến hỏi: vào ngày nọ có thể cưới vợ được không? nhà ngũ hành bảo được, các nhà Kham dư nói không được”. Các nhà Kham dư đoán cát hung dựa vào 12 thần, tương ứng với khu vực, bao gồm hoạt động xây dựng hữu quan, có quan hệ nhất định với Phong thủy. Nên đời sau dùng Kham dư để gọi thay cho Phong thủy, còn nhà Kham Dư tức là Phong thủy tiên sinh. Hằng ngôn lục của Tiền Đại Hân đời Thanh viết: “Nhà Kham dư đời xưa, tức là người xem nhà cửa, mộ phần đời nay”. Xem mục Kham dư.