. Giới thiệu về Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
Hiệp hội Bất động sản nhà đất Việt Nam ra đời Theo quyết định của Bộ
trưởng, Trưởng ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ ngày 13 tháng 8 năm 2002. Đến 18/6/2010, theo quyết định của Bộ nội vụ, Hiệp hội Bất động sản nhà đất Việt Nam chính thức đổi tên thành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cùng với việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung. Sau hơn 8 năm thành lập, với mục đích phối hợp hoạt động của các hội viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh, quảng bá, dịch vụ, hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế trong lĩnh vực BĐS và các lĩnh vực khác có liên quan đến lĩnh vực BĐS trong phạm vi cả nước, Hiệp hội BĐS đang đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển thị trường BĐS toàn diện ở Việt Nam.
Để tăng tính chuyên nghiệp và góp phần tích cực vào mục tiêu nâng cao
hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực BĐS, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã ban hành hai văn bản quan trọng là “Điều lệ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam” gồm 7 chương, 32 điều và “Quy tắc đạo đức hành nghề của Hội viên Hiệp hội
63
Bất động sản Việt Nam”. Hai văn bản này đã góp phần xây dựng được hình ảnh
chuyên nghiệp cho Hiệp hội, hoàn thiện khung pháp lý hoạt động cho doanh
nghiệp, tạo cơ sở đánh giá và quản lý các thành viên của Hiệp hội hiệu quả.
Quy tắc đạo đức hành nghề của hội viên Hiệp hội BĐS VN
“Quy tắc đạo đức hành nghề của hội viên Hiệp hội BĐS Việt Nam” là
những quy tắc cụ thể mang tính pháp lý đầu tiên liên quan đến những quy tắc đạo đức trong lĩnh vực BĐS ở Việt Nam. Theo đó, tât cả các chuyên gia BĐS hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh BĐS, kinh doanh dịch vụ BĐS, đặc biệt là những nhà môi giới trực thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đều phải tuân theo. Bản quy tắc có 3 Chương, 27 Điều; trong đó quan trọng nhất là “Chương 2 : Nội dung của các quy tắc” – đưa ra 23 quy tắc cụ thể mà Hội viên phải tuân theo khi tham gia vào Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Để hiều rõ hơn về Bộ quy tắc, có thể phân chia 23 quy tắc cụ thể theo nội dung thành 4
nhóm nguyên tắc