• REIT được tham gia bởi nhiều tổ chức và cá nhân với những trách nhiệm riêng biệt
– Công ty quản lý chịu trách nhiệm lựa chọn và quyết định kế hoạch kinh
doanh để thực hiện đầu tư vốn của quỹ
– Người nhận ủy thác và/ hoặc giám hộ chịu trách nhiệm trông nom tài sản của REIT và
giám sát hoạt động của REIT
– Tổ chức định giá tài sản xác định giá trị của toàn bộ hoặc một phần tài sản của REIT
theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu đột xuất
– Công ty kiểm toán chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán
– Công ty quản lý tài sản trực tiếp quản lý duy trì, cho thuê các tài sản hữu hình (cao ốc,
khách sạn, bãi đỗ xe, khu mua sắm,)
• Tính độc lập : Tất cả các thành viên tham gia vào REIT phải độc lập về lợi ích cá
nhân nhằm ngăn ngừa các giao dịch và quyết định kinh doanh không công bằng
• Ngăn ngừa sự lạm quyền : Có nhiều quy định nhằm ngăn ngừa khả năng lạm dụng
quyền lực của cá nhân hoặc nhóm các nhà đầu tư trong một REIT. Quy tắc này quy định một số tiêu chuẩn mà REIT phải tuân thủ, như số cổ phần tối thiểu (hay chứng chỉ quỹ) phải phát hành ra công chúng, số lượng tối đa cổ phần mà một nhóm cổ đông lớn nhất có thể nắm giữ, Các quy định liên quan cũng đưa ra những hạn chế khắt khe đối với các cổ đông chính (chiến lược) trong một số hoạt động kinh doanh của REIT và của riêng các cổ đông chính này.
• Quản lý rủi ro : Hoạt động quản lý rủi ro được yêu cầu nghiêm ngặt. Mỗi REIT phải
để một lượng nhất định tài sản của REIT dưới những dạng đầu tư có tính thanh khoản
cao như ký quỹ ngân hàng, trái phiếu, Danh mục đầu tư cũng được đòi hỏi quản lý
đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro.
• Tính minh bạch : Mọi REIT phải chịu trách nhiệm nghiêm ngặt trong việc công bố
thông tin ra công chúng (bản cáo bạch, báo cáo tài chính định kỳ, thay đổi trong quản lý điều hành) theo yêu cầu của quy định pháp luật hiện hành về sự minh bạch.