Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay, khái niệm “sơn giả đá” trở nên khá phổ biến và được các nhà đầu tư, nhà thầu lựa chọn cho các công trình của mình. Lý do vì sao loại vật liệu này được ưu ái đến như vậy, nó có những ưu điểm gì về công năng? Quy trình thi công sơn giả đá có phức tạp hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin chính xác nhé!
Khát quát về sơn giả đá nghệ thuật
Sơn giả đá nghệ thuật là sản phẩm xử lý trên bề mặt đối với các công trình xây dựng giúp tạo hiệu ứng thẩm mỹ và đặc biệt giảm áp lực lên móng công trình. Với tính năng đơn giản, không quá phức tạp, sơn giả đá ngoài việc thay thế vật liệu đá tự nhiên còn tạo hiệu quả với các công trình đòi hỏi tính xử lý cao. Sơn đá nghệ thuật đã được nhiệt đới hóa hoàn toàn, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Một số loại công trình thi công có thể sử dụng sơn giả đá phải kể đến như là: cầu thang, lối đi bộ, cột, trần,…
Về thành phần cấu tạo, sơn giả đá được tổng hợp từ các vật liệu khoáng và các Thickeners làm đặc Polyurethane, hình thành các liên kết chặt chẽ với dẫn xuất Silicon. Hiện tại ở Việt Nam, một trong những thương hiệu đi đầu về công nghệ sản xuất sơn giả đá phải kể đến thương hiệu sơn KOVA với 25 năm tìm tòi, nghiên cứu và phát triển đã cho ra đời một sản phẩm mang tính ưu việt, cứu tinh cho mọi công trình.
Ưu việt của sơn giả đá KOVA
- Màu sắc đa dạng;
- Thay thế hoàn toàn đá tự nhiên, không làm tăng khối lượng công trình;
- Có thể thi công đối với công trình có góc cạnh nhỏ, đường viền, họa tiết kiến trúc, phù điêu,…
- Thuận tiện trong vận chuyển và thi công, nhanh hoàn thiện, không gây nguy hiểm;
- Có độ bền cao: 10 – 15 năm đối với các công trình ngoài trời, 15 -20 đối với các công trình trong nhà;
- Khả năng chống chịu với biến đổi thời tiết tốt;
- Dễ vệ sinh, chùi rửa;
- Tiết kiệm chi phí;
- Không gây cháy nổ, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất;
- Dễ dàng làm mới và thay đổi mẫu mã sau nhiều năm sử dụng.
Chính vì vậy, sơn giả đá được cân nhắc lựa chọn cho các công trình xây dựng cấu trúc phức tạp, yêu cầu cao về thẩm mỹ nhằm giảm bớt chi phí xây dựng và thời gian thi công. Trên các công trình xây dựng hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều công trình sử dụng sơn giả đá tuy nhiên chất lượng công trình và độ thẩm mỹ không giống nhau vì còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật thi công. Phần tiếp theo của bài viết này hướng dẫn cụ thể về việc thi công sơn giả đá KOVA.
Hướng dẫn quy trình thi công sơn đá đến từ thương hiệu KOVA
Quá trình thi công sơn giả đá
Để thi công công trình sơn giả đá đạt chuẩn thì đầu tiên phải thực hiện bước xử lý cơ bản như chống thấm, xả nhám, sơn lót kháng kiềm, phun bóng chống trầy xướt. Một trong những điều quan trọng trong quá trình xử lý là ngoài việc đòi hỏi tay nghề của người thợ sơn, thì phải đảm bảo những bước thực hiện sau đây:
- Bước 1: Xử lý chống thấm (đối với công trình ngoài trời);
- Bước 2: Trét lên bề mặt công trình bột dẻo để tạo hiệu ứng về sau cho công trình;
- Bước 3: Xả nhám từ 240-600;
- Bước 4: Sơn lót kháng kiềm (2 lần);
- Bước 5: Xả nhám 400;
- Bước 6: Phun sơn lót;
- Bước 7: Vẽ vân đá;
- Bước 8: Phun sơn chống trầy (1-3 lần);
- Bước 9: Hoàn thiện công trình và bàn giao sản phẩm.
Lưu ý khi thi công
- Tránh tiếp xúc với nước sau 8 giờ hoàn thiện công trình;
- Thời gian khô phụ thuộc vào độ thông thoáng, nhiệt độ môi trường và độ dày của lớp sơn;
- Sử dụng hết sơn khi đã pha nước.
- Vệ sinh dụng cụ bằng nước sạch ngay sau khi sử dụng.
Những hướng dẫn thi công sơn đá Kova Art Stone đúng cách
Trên đây là toàn bộ những điều cần biết trước khi lựa chọn và thi công sơn giả đá. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Tập đoàn KOVA.