Thị trường xuất khẩu lao động tại các nước

Nếu như giai đoạn 1980-1990: Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam thì đến giai đoạn 1991-2003 thị trường đó lại là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Lybia, CHDCND Lào. Các thị trường mới tiềm năng như: Đài Loan, Malaysia. Thị trường Trung Đông và Châu Phi: chủ yếu là xuất khẩu chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục. Chúng ta đang dần tiến đến các thị trường khó tính nhưng đầy sức hấp dẫn như Mỹ, Nga, Canada, Singapor, Hylap, CH Ailen. Sau đây là tình hình cụ thể về lao động Việt Nam tại một số thị trường:

  • Tại Trung Đông.

+ Lybia: bắt đầu có quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực lao động từ năm 1990 thông qua hai hình thức:

Một là, hợp tác trực tiếp theo thoả thuận giữa bộ quốc phòng hai nước. 1990-1994 đưa gần 2000 lao động cơ khí và lắp ráp sang làm việc tại các nhà máy của Lybia. Năm 1994 sự hợp tác tạm dừng. Năm 1997 chương trình hợp tác được tiếp nối và triển khai với quy mô tính đến năm 2002 là 1000 người.

Hai là, hợp tác gián tiếp thông qua một số công ty của Hàn Quốc, CHLB Đức, Hylap, Thụy Điển, Manta, Ba Lan trúng thầu tại Lybia. Từ năm 1992-2002 có 9000 người lao động trong đó 99% làm việc trong lĩnh vực xây dựng, còn lại là nghề khác. Thu nhập bình quân khoảng 210 USD/ người/ tháng.

Tại thị trường này ít xảy ra các vấn đề với người lao động và đặc biệt là không có lao động bỏ trốn ra làm việc ngoài hợp đồng.

+ Coet: bắt đầu có quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực lao động từ 1996.

Từ 1996-2002 mới có 4 công ty (VINACONEX, CONSTREXIM, OLECO, LOD) ký kết và thực hiện hợp đồng nhận thầu xây dựng trên 1000 biệt thự 2 tầng, đưa được trên 200 lao động đi làm việc tại Coet. Tuy nhiên, do đối tác chưa thực sự nghiêm túc trong thực hiện hợp đồng. Mặt khác thời tiết nắng nóng, vật liệu cũng quá nặng so với sức khoẻ của người lao động Việt Nam, kỹ thuật khác xa với Việt Nam,…nên đến nay đây vẫn là thị trường bỏ ngỏ.

+ Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất (UAE): bắt đầu có quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực lao động từ năm 1995.

Trong giai đoạn 1995- 2002 Việt Nam đã đưa được trên 1000 lao động đi làm việc ở khu vực này. Số ở lại tính đến năm 2002 là 500 người. Ngành nghề chủ yếu là may mặc, xây dựng, phục vụ nhà hàng. Thu nhập của công nhân xây dựng khoảng 180-280 USD/ người/tháng, nghề may khoảng 150 USD/ người/tháng.

Recent Posts

Cập nhật lãi suất ngân hàng vay mua xe oto năm mới từ các tổ chức tài chính nổi bật

Mọi người, mọi gia đình, ai ai cũng muốn sở hữu một chiếc ô tô…

1 year ago

Vì sao dịch vụ hỗ trợ trả góp xe ô tô thịnh hành?

Ngày nay nhà nhà đều mua sắm xe hơi với dịch vụ hỗ trợ trả…

1 year ago

Bài toán: Có nên mua xe ô tô trả góp không dành cho mọi doanh nghiệp

Việc thanh toán mua xe ô tô một lần là một những vấn đề mà…

1 year ago

Lựa chọn địa chỉ vay mua xe ô tô trả góp uy tín – Đâu là lựa chọn thích hợp?

Có nên mua xe ô tô trả góp không và mua xe ô tô trả…

1 year ago

Tìm hiểu lý do và lợi ích mà bạn nên mua xe ô tô trả góp

Có nên mua xe ô tô trả góp không là câu hỏi của rất nhiều…

1 year ago

Mua xe toyota trả góp có khó không? Vì sao bạn nên chọn điểm vay uy tín là TFSVN?

Toyota - một trong những dòng xe được ưa chuộng bậc nhất trên thị trường…

1 year ago